Tổng quan về điện gió ngoài khơi

Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) dự báo đến năm 2040, ngành điện gió ngoài khơi sẽ có giá trị đạt 1.000 tỷ USD. Mặc dù ở giai đoạn đầu ngành mới chỉ tập trung vào khu vực Châu Âu, song có rất nhiều cơ hội phát triển trên toàn cầu, nhất là ở khu vực Đông Nam Á. Năng lượng gió ngoài khơi là nguồn năng lượng sạch, có thể tái tạo, hình thành nhờ tận dụng sức gió trên biển. Tốc độ gió trên biển cao hơn và ổn định hơn so với trên đất liền do trên biển không có công trình cản gió.
Trong 15 năm qua, ngành điện gió ngoài khơi liên tục mở rộng phát triển, chủ yếu tập trung vào việc đổi mới công nghệ giúp cắt giảm chi phí trong ngành. Chi phí sản xuất điện quy dẫn (LCOE) từ nguồn điện gió ngoài khơi tiếp tục giảm do ngành này không ngừng đổi mới, nhờ đó mà ta có thể sản xuất các loại tuabin lớn hơn, hiệu suất cao hơn. Kết hợp với phương pháp xây dựng và tiêu chuẩn vận hành ngày càng hoàn thiện, điều này sẽ giúp đảm bảo điện gió ngoài khơi sẽ trở thành một nguồn năng lượng chủ đạo.
Tổng quan về điện gió ngoài khơi

Lợi ích của năng lượng gió ngoài khơi

Năng lượng gió ngoài khơi là năng lượng có thể tái tạo, không giới hạn và không gây ô nhiễm.
Do được lắp đặt ngoài khơi nên tác động về cảnh quan và âm thanh là rất nhỏ.
Trên biển, tốc độ gió/lực gió thường cao hơn nhiều nên cho phép phát công suất cao hơn.
Các nhà máy điện gió có tác động tương đối ít đến môi trường. nhà máy không được xây dựng ở khu vực có môi trường nhạy cảm, thiết kế cho phép nhà máy cùng tồn tại an toàn với các chủ thể khai thác biển khác.
Tỉnh Bạc Liêu rất đề cao nhà máy điện gió gần bờ của mình và điều này được thể hiện nổi bật trên mọi ấn phẩm phát hành của tỉnh.

Vị trí lắp đặt

Tính đến nay, nhà máy điện gió ngoài khơi thường được lắp đặt ở các vùng nước sâu đến 60m và cách xa bờ biển, các tuyến giao thông hàng hải, công trình biển mang tầm chiến lược và không gian có lợi ích sinh thái. Việt Nam có một chế độ gió rất tốt dọc đường bờ biển, đây là điều kiện hoàn hảo để phát triển dự án điện gió quy mô lớn.
Vị trí lắp đặt

Nhà máy điện gió ngoài khơi vận hành như thế nào?

Kết cấu tuabin gió

Tuabin gió

Tuabin gió thường gồm ba cánh kết nối với 'vỏ bọc' là nơi chứa máy phát. Vỏ được đỡ bởi trụ tuabin, trụ được cố định vào đáy biển bằng một trong các phương án làm móng trụ đã mô tả.
Tuabin gió}

Móng trụ tuabin

Tháp tuabin được trụ đỡ trên móng trụ thay thế, được lựa chọn dựa vào độ sâu của nước và điều kiện đất. Trong đó có trụ đơn thép (monopile), móng trụ vỏ thép, trụ thép ba chân hay móng trụ bê tông. Dự án Phú Cường Sóc Trăng sẽ sử dụng móng trụ monopile. Dây cáp dẫn điện từ vỏ xuống qua tháp và móng trụ rồi nhô lên ở đáy biển. Mạng dây cáp ‘dãy liên kết’ nối với từng tuabin
Móng trụ tuabin}

Trạm biến áp ngoài khơi

Tùy vào quy mô dự án mà cáp dãy liên kết dưới biển được nối với một hoặc nhiều trạm biến áp ngoài khơi. Đối với các dự án gần bờ thì có thể không cần lắp trạm biến áp ngoài khơi, ví dụ như ở dự án Phú Cường Sóc Trăng.
Trạm biến áp ngoài khơi}

Cáp dẫn ra

Cáp dẫn ra dưới biển sẽ chạy từ (các) trạm biến áp ngoài khơi hoặc tuabin tới bến.
Cáp dẫn ra}

Cáp trên đất liền

Cáp chôn hoặc mắc trên cao sẽ đi qua vị trí cập bến tới điểm đấu nối với lưới điện.
Cáp trên đất liền}

Trạm biến áp trên đất liền

Một trạm biến áp trên đất liền sẽ đấu nối nhà máy điện gió với lưới điện.
Trạm biến áp trên đất liền}

Xu hướng phát triển của tuabin gió?

Công suất của tuabin ngoài khơi liên tục tăng lên khi công nghệ ngày càng hoàn thiện: 2004 – 3 MW 2021 – 12 MW Vào năm 2019, chi phí lắp đặt tuabin điện gió ngoài khơi đã giảm: 30%
Xu hướng phát triển của tuabin gió?