Quy trình phát triển dự án nội bộ của chúng tôi

Dự án đang được phát triển theo Tiêu chuẩn Phát triển toàn cầu (GDS) của Mainstream. Điều này có nghĩa là đội ngũ trong nước của chúng tôi hợp tác chặt chẽ với nhóm toàn cầu để xúc tiến phát triển dự án theo tiêu chuẩn phát triển quốc tế tốt nhất, phù hợp với Bộ Nguyên tắc Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về Kinh doanh và Nhân quyền và Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn của Nhóm Ngân hàng Thế giới.

 

Báo cáo phát triển và nghiên cứu:

Đang có nhiều nghiên cứu quan trọng được thực hiện và sắp hoàn thành.  Trong đó bao gồm một nghiên cứu Khả thi, nghiên cứu xem xét các mặt chính như tuyến vận chuyển và tàu đánh bắt cá/thủy hải sản, các môi trường sống và loài sinh vật nhạy cảm, điều kiện đáy biển, hệ thống cảng, điều kiện khí tượng hải dương, khoảng cách gần điểm đấu nối lưới điện và gắn kết với chuỗi cung ứng.

Ngoài ra, quy trình đánh giá, tuyển chọn năng lực của nhà thầu xây dựng nhà máy cũng như đề nghị mời thầu cung ứng tuabin (không ràng buộc) đều đã hoàn tất. Dự kiến đến tháng 10/2020, tiến hành đấu thầu và sau đó chọn ra nhà thầu phù hợp cho dự án.

Đánh giá Tác động Môi trường (EIA):

Nhóm dự án cùng đơn vị tư vấn trong nước, Viện Năng lượng (IE) hỗ trợ soạn thảo báo cáo EIA từ tháng 3 năm 2019. EIA xem xét toàn diện về môi trường ngoài khơi và trên đất liền.  Báo cáo EIA được lập theo yêu cầu của pháp luật và phải được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

Báo cáo EIA nay đã hoàn tất bản dự thảo và sẽ chính thức nộp hồ sơ phê duyệt sau khi hoàn tất thẩm định nghiên cứu khả thi.

Đánh giá Tác động Môi trường và Xã hội (ESIA):

Ngoài EIA, nhóm cũng đang soạn thảo báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường và Xã hội (ESIA) dựa trên dữ liệu từ Viện Năng lượng và ERM, một đơn vị tư vấn môi trường toàn cầu có văn phòng tại Việt Nam.

Các nghiên cứu môi trường:

Đã hoàn thành hai báo cáo khảo sát loài chim, trong đó có cân nhắc đến cả mùa mưa và mùa khô, giúp ta nắm được tình hình các loài chim hiện diện vào những thời điểm khác nhau trong năm, và quan sát được độ cao bay của chim. Nằm trong ESIA, kết quả của hai báo cáo khảo sát này giúp nhóm của chúng tôi có được thông tin quan trọng, ảnh hưởng tới việc thiết kế dự án và chiều cao của tuabin.  Thiết kế và chiều cao sẽ làm giảm đáng kể tác động tới các quần thể chim biển và động vật biển trong khu vực.

Cho đến nay, chúng tôi đã hoàn tất các báo cáo về Đánh Giá Rủi ro biến đổi khí hậu, Nghiên cứu các quá trình ven biển và Nghiên cứu tiếng ồn (từ Piling)

Đánh giá tác động xã hội:

Nhóm đã tiến hành một khảo sát về xã hội-sinh thái quanh khu vực thị xã Vĩnh Châu và phỏng vấn người dân ở địa phương sống trong khu vực dự án. 

Nhóm cũng đã tiến hành tham vấn ý kiến mở rộng về hoạt động vận tải biển, các hoạt động quân sự và bảo vệ khu vực rừng ngập mặn.   Nội dung tham vấn đóng vai trò then chốt trong việc thiết kế dự án và chúng tôi đang thực hiện công tác này theo tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất.

 

Đo gió:

Chiến dịch đo gió đang được tiến hành với ba thiết bị đo gió độc lập, lắp đặt trong giai đoạn từ 2014 đến 2019.  Trạm đo trên đất liền được Vatec, một công ty Việt Nam, lắp đặt vào tháng 8 năm 2014. Công tác đo gió ngoài khơi đầu tiên bắt đầu vào năm 2018 khi Trạm lidar M1 được HTL, một công ty Việt Nam, xây dựng. Công tác đo gió bằng lidar tại Trạm M1 bắt đầu vào tháng 12 năm 2018. Vào năm 2019, trạm lidar ngoài khơi thứ hai (Trạm M2) được OEC Vietnam lắp đặt và bắt đầu đo gió vào tháng 8 năm 2019.

 

Nghiên cứu khí tượng hải dương:

Nghiên cứu khí tượng hải dương đã được hoàn thành tại địa điểm ngoài khơi của dự án bởi eCoast (New Zealand). Công tác này bao gồm khảo sát đo độ sâu của nước, lắp đặt dụng cụ trên đáy biển để đo tốc độ dòng chảy và chiều cao đợt sóng.

 

Khảo sát UXO và phê duyệt:

Khả năng hiện diện của Vật chưa nổ (UXO) là một rủi ro tiềm tàng đối với mọi dự án ở Việt Nam, trong đó có hơn 100.000 người bị thương hoặc tử vong do vô ý chạm phải UXO chôn sâu. Với địa điểm ngoài khơi của chúng tôi ở Sóc Trăng, công ty Lũng Lô (Việt Nam) đã hoàn thành khảo sát UXO và phê duyệt địa điểm. Công việc này đòi hỏi phải sử dụng thiết bị rà quét bom dưới đáy biển và thợ lặn. Chỉ có một số UXO và đều đã được thu hồi và xử lý an toàn.

 

Khảo sát địa kỹ thuật:

Giai đoạn 1 của công tác Khảo sát địa kỹ thuật được hoàn thành bởi Fugro Vietnam vào năm 2019 với các lỗ khoan sâu tới 50m.  Vào năm 2020, Giai đoạn 2 của công tác khảo sát địa kỹ thuật được hoàn thành bởi Technical World (Việt Nam) với các lỗ khoan sâu tới 70m và CPT sâu tới 30m.

 

Các nghiên cứu khác:

Cáp dưới biển: Việc thiết kế và tối ưu hóa hệ thống cáp dưới biển được thực hiện bởi Xero Energy (UK) và hoàn thành vào tháng 4 năm 2020.

Móng trụ tuabin gió: Gavin Doherty Geo-solutions (Ireland). đã hoàn tất công tác thiết kế móng trụ tuabin gió.